Skip to main content

Chiến dịch khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp ngoài cộng đồng cho người dân từ 40 tuổi trở lên và kết hợp tuyên truyền bệnh tăng huyết áp cho người dân

Ngày 19 tháng 6 năm 2023, Trạm Y tế xã Vĩnh Trường tổ chức chiến dịch khám sàng lọc bệnh bệnh Tăng huyết áp ngoài cộng đồng cho người dân từ 40 tuổi trở lên trên địa bàn ấp Vĩnh Nghĩa, có khoảng 100 người dân tham dự.

Ảnh, nhân viên Trạm Y tế xã Vĩnh Trường khám sàng lọc huyết áp ngoài cộng đồng

Ảnh, nhân viên Trạm Y tế xã Vĩnh Trường khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp ngoài cộng đồng.

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới. Tăng huyết áp không chỉ có ảnh hưởng lớn đến gánh nặng bệnh lý tim mạch mà cũng có ảnh hưởng nhiều đến gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tăng huyết áp là một trong sáu yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng tới phân bố gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam (2008), tỷ lệ tăng huyết áp lên đến 25,1% nghĩa là cứ 4 người lớn ở nước ta có 1 người bị Tăng huyết áp. Dự báo năm 2025 sẽ có khoảng 10 triệu người mắc Tăng huyết áp và 9.150 người bị nhồi máu cơ tim. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao nhất đối với bệnh tim mạch (đột quỵ và bệnh mạch vành).

Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc phải, nghĩa là trung bình cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh. Năm 2016, tỷ lệ này ở mức báo động đỏ với hơn 40% người lớn bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu nãosuy tim, bệnh tim mạch vànhnhồi máu cơ tim,...

Một số loại cao huyết áp chủ yếu, bao gồm: Tăng huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp; Tăng huyết áp thứ phát (Tăng huyết áp là triệu chứng của một số bệnh khác): Liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết; Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường;

Tăng huyết áp khi mang thai, bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.

Khi mắc bệnh cao huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều sức ép hơn đến các mô và khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian.

Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC), theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:

Huyết áp tối ưu: Dưới 120/80 mmHg;

Huyết áp bình thường: Từ 120/80 mmHg trở lên;

Huyết áp bình thường cao: Từ 130/85 mmHg trở lên;

Tăng huyết áp độ 1: Từ 140/90 mmHg trở lên;

Tăng huyết áp độ 2: Từ 160/100 mmHg trở lên;

Tăng huyết áp độ 3: Từ 180/110 mmHg trở lên;

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg

Tiền tăng huyết áp khi:

Huyết áp tâm thu > 120 - 139 mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89 mmHg. Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.

Triệu chứng cụ thể bệnh Tăng huyết áp đa phần các triệu chứng của Tăng huyết áp đều khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam. Đúng như tên gọi mà nhiều nhà khoa học đã đặt cho căn bệnh: Tăng huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”, những triệu chứng của bệnh đều không

Những người lớn tuổi rất dễ mắc bệnh Tăng huyết áp: Hệ thống thành mạch máu không còn duy trì được độ đàn hồi như trước, dẫn đến cao huyết áp; Giới tính: Tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với đàn ông cũng vào độ tuổi này;

Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thường cao hơn đối với các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử mắc bệnh tim mạch.

Những yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh Tăng huyết áp, bao gồm Thừa cân béo phì; Lối sống tĩnh tại, lười vận động; Ăn uống không lành mạnh; Ăn quá nhiều muối; Sử dụng lạm dụng rượu, bia; Hút thuốc lá; Căng thẳng thường xuyên.

Biện pháp không dùng thuốc bao giờ cũng chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng trong liệu trình điều trị chung. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bệnh nhân có thể kiểm soát huyết áp bằng cách; Điều chỉnh chế độ ăn uống: Lành mạnh hơn và dùng ít muối (dưới 6g/ngày); Tập thể dục đều đặn, vừa sức; Cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân theo hướng dẫn; Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc; Tránh nhiễm lạnh đột ngột; Kiểm soát tốt các bệnh liên quan; Sử dụng thuốc điều trị Tăng huyết áp đúng theo hướng dẫn của bác sĩ; Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp ngay tại nhà với máy đo thích hợp.

Ảnh, nhân viên Trạm Y tế xã Vĩnh Trường khám, tư vấn và cấp phát thuốc cho bà con

Ảnh, nhân viên Trạm Y tế xã Vĩnh Trường khám, tư vấn và cấp phát thuốc cho người dân.

Vì vậy, với trách nhiệm của cán bộ Y tế tuyến đầu, Đội ngũ Y Bác sĩ của Trạm Y tế xã Vĩnh Trường, huyện An Phú cố gắng thay đổi thái độ, hành vi của người dân về bệnh tăng huyết áp./.

 

                                                                                                                       Nguyễn Mai Phương

                                                                                                          Nhân viên Trạm Y tế xã Vĩnh Trường